ads

RƯỢU NGÔ BẢN PHỐ - BẮC HÀ




Đến Bản Phố hằng ngày, hay vào mỗi buổi chợ phiên Bắc Hà, du khách sẽ được thưởng thức một loại rượu đặc sắc, chưng cất từ ngô với nguồn nước sạch từ núi đã chảy ra và loại men được làm từ một loại cây dược liệu không phổ biến của đồng bào Mông...

Dẫu mua hay không, sành hay không bạn cũng thưởng thức một chút, khi giọt rượu đầu tiên chạm vào môi thì cảm giác nóng bừng lan toả khắp cơ thể, khiến ta nhận thấy tình cảm nồng ấm của người nấu ra nó. Cùng với quả mận Tam Hoa, lê, đào, rượu ngô Bản Phố đã theo chân du khách khắp mọi miền đất nước, dù chỉ uống một lần hẳn nhớ mãi không quên.

Đã từ lâu đời rượu là đồ uống phổ biến của người dân vùng cao, nhất là vào mùa đông giá lạnh. Ở huyện Bắc Hà thì hầu như xã nào cũng có gia đình tham gia nấu rượu ngô, nhưng rượu Ngô của đồng bào người Mông Bản Phố là ngon nhất. Theo kinh nghiệm của nhiều gia đình có nghề nấu rượu ngô nổi tiếng ở xã Bản Phố, thì rượu ngon hay không ngon phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Nguyên liệu chính là ngô trồng ngay trong vùng, để nấu thành rượu ngô phải luộc trong một khoảng thời gian dài cho sôi nhiều lần đến khi hạt ngô chớm bung thì được sau đó ngô được để nguội hẳn rồi đem ủ men. Theo anh Vù Seo Dế thôn Làng Mới xã Bản Phố thì đây được coi là giai đoạn quan trọng nhất, men rượu cũng do mỗi gia đình tự làm lấy từ hạt cây hồng my. Cây hồng my hạt giống hạt kê, được trồng xen ngay ở nương ngô hoặc dưới tán mận vào tháng 3 và thu hoạch vào tháng 7 dương lịch . Sau khi thu hoạch hạt hồng my được phơi khô sau đó tách hạt bỏ vỏ nghiền thành bột đem trộn với rượu và nước rồi nặn thành chiếc men hoàn chỉnh. Trộn ngô với men theo một tỷ lệ đã định rồi đem ủ, ngô được ủ ngay trên nền đất trong nhà thì mới tốt. Người nấu rượu sẽ nhận biết nhiệt độ ủ men bằng cách cho tay vào đống ngô. Họ luôn giữ cho đống ngô ủ không quá nóng, cũng không quá lạnh. Mùa lạnh thì che chắn và đậy lên trên đống ngô bằng bạt. Sau khi đống ngô ủ ấm lên, những hạt ngô xuất hiện phấn trắng thì đem ngô ủ cho vào trong thùng buộc chặt đủ thời gian chừng 5 đến 6 ngày thì cho ngô vào chõ để nấu rượu, chõ phải làm bằng gỗ thì mới tốt, ngô nấu rượu được tính bằng sinh, thông thường mỗi nồi rượu người ta nấu khoảng 2 sinh ngô bằng 60 Kg, chưng cất được khoảng từ 20 đến 24 lít rượu nồng độ khoảng chừng trên 40 độ. Chúng tôi đến thăm gia đình chị Sùng Thị Dở xã Bản Phố, chị là người đã có trên 20 năm tham gia nấu rượu, hôm nay chị cũng đang hối hả chuẩn bị cho một chảo ngô luộc và nồi rượu mới của gia đình, chị phấn khởi cho biết: Mỗi tuần gia đình chị thường nấu từ 2 nồi rượu trở lên, vì vậy mà tất cả sản phẩm ngô gieo trồng được của gia đình đều phục vụ cho việc sản xuất rượu, nhưng sản lượng ngô hàng năm cũng không đủ mà còn phải mua ngoài thị trường gần một nửa, rượu gia đình nấu được để ủ từ 6 tháng đến 12 tháng và phục vụ chủ yếu cho những khách quen mang đi Lào Cai và Hà Nội.


Dường như thứ rượu này chỉ dành riêng cho Bản Phố từ bao đời nay không sao lẫn được. Ngô, men hồng mi, rồi đất rừng, núi đá cộng với nguồn nước từ núi đá, khí hậu và tình cảm của người Bản Phố đã hoà lẫn, quyện chặt vào nhau để tạo nên thứ rượu ngon này. Để cho thế hệ trẻ tâm huyết với nghề nấu rượu, Đảng uỷ, uỷ ban nhân dân Bản Phố động viên những người có kinh nghiệm truyền lại cho thế hệ trẻ tránh sự mai một, chị Sùng Thị Dở phấn khởi bày tỏ: Mình có được nghề nấu rượu là do bố mẹ truyền dạy lại cho, bây giờ mình phải có trách nhiệm truyền lại cho con mình, chúng giờ đây cũng đã tự nấu được rượu.

Bí thư Đảng bộ xã Thào Seo Sì khảng định: Ngoài sản xuất nông nghiệp thì nấu rượu đã trở thành một nghề đối với trên 400 hộ dân người dân tộc Mông chúng tôi, nó đem lại nguồn thu nhập khá tốt. Nhưng chúng tôi rất cần thành lập được Hợp tác sản xuất rượu, trong đó người tham gia nấu rượu là xã viên, như vậy sẽ có thể nâng cao hơn về giá thành và duy trì và phát triển mở rộng làng nghề này.
Đến Bản Phố hằng ngày, hay vào mỗi buổi chợ phiên Bắc Hà, du khách sẽ được thưởng thức một loại rượu đặc sắc, chưng cất từ ngô với nguồn nước sạch từ núi đã chảy ra và loại men được làm từ một loại cây dược liệu không phổ biến của đồng bào Mông. Dẫu mua hay không, sành hay không bạn cũng thưởng thức một chút, khi giọt rượu đầu tiên chạm vào môi thì cảm giác nóng bừng lan toả khắp cơ thể, khiến ta nhận thấy tình cảm nồng ấm của người nấu ra nó. Cùng với quả mận Tam Hoa, lê, đào, rượu ngô Bản Phố đã theo chân du khách khắp mọi miền đất nước, dù chỉ uống một lần hẳn nhớ mãi không quên.


Một tin vui làm nức lòng không riêng gì người dân Bản Phố mà còn là niềm tự hào của toàn thể nhân dân huyện Bắc Hà, khi rượu ngô Bản Phố đã có thương hiệu. Đó là sự đánh giá và ghi nhận của các nhà khoa học và thị trường trong và ngoài tỉnh đối với một loại sản phẩm du lịch đặc trưng.

Rượu ngô Bản Phố nó mang theo trong đó những tâm tình của những người dân tộc Mông xã Bản Phố và hương vị của một vùng núi rừng Tây Bắc. Anh Nguyễn Công Tiến du khách đến từ Hà Nội không giấu nổi niềm vui: Tôi đã đi nhiều nơi ở vùng miền núi phía bắc, nhưng đến Bắc Hà nơi đó đã để lại cho tôi nhiều kỷ niệm nhất, nơi có thiên nhiên và phong cảnh đẹp, người dân hiền hậu, chất phác, đặc biệt một sản phẩm địa phương đặc trưng nhất đó là rượu ngô Bản Phố thì không đâu sánh được và tất cả hội tụ đầy đủ như lời trong một bài hát về Bắc Hà mà tôi thuộc:

 “…Mời anh đến thăm quê em. 
Con đường rừng dẫu chưa quen. 
Đất Bắc Hà nhớ mong anh lắm, người Bắc Hà như chén rượu nồng say…"
RƯỢU NGÔ BẢN PHỐ - BẮC HÀ RƯỢU NGÔ BẢN PHỐ - BẮC HÀ Reviewed by Rượu Nếp Bắc on 09:27:00 Rating: 5

Không có nhận xét nào:

Được tạo bởi Blogger.