Cây táo mèo (Sơn tra) mọc hoang rất nhiều trên dãy núi Hoàng Liên Sơn. Quả táo mèo được người dân ngâm ủ thành một loại rượu có màu nâu và vị ngọt thơm đặc trưng. Táo mèo có tác dụng an thần, chữa được nhiều loại bệnh về thần kinh như đau đầu, mất ngủ, chóng mặt...
Táo mèo là loại rượu dân dã nhưng độc đáo. Quả táo mèo thấm đẫm gió ngàn, hấp thụ khí đất trời và nắng gió vùng cao nên có đủ vị chua ngọt và chát đắng. Quả táo mèo được ngâm ủ rất kỹ, rồi chắt thứ tinh chất ấy để chế ra rượu. Rượu táo mèo ban đầu uống cảm giác như uống nước ngọt có ga, nhưng càng uống càng ngất ngây.
Đến Sa Pa, du khách không chỉ bị cuốn hút bởi cảnh đẹp của thiên nhiên, sức hấp dẫn từ những món ăn đặc sản của vùng đất sương mù, mà còn được chếnh choáng say trong men rượu thơm nồng của táo mèo.
Ở Sa Pa, cây táo mèo mọc hoang sơ trên dãy Hoàng Liên Sơn. Táo mèo lớn lên trong mưa gió, tự ra hoa kết trái, như là một món quà mà thiên nhiên ban tặng cho đồng bào người Mông ở đây. Có tên gọi là táo mèo vì đây là vùng đất của người Mông sinh sống, ngoài ra còn có tên gọi khác như "quả chua chát" hay "quả tình yêu" vì nó vừa có đầy đủ tất cả các vị đó.
Nói về tên gọi "quả tình yêu", người dân ở đây cho biết: "Những người con trai, con gái khi chưa yêu nhau, sau khi cùng uống bát rượu, họ sẽ say nhau, cái say như lời ước nguyện bên nhau suốt đời. Họ cùng chia sẻ với nhau hương vị đắng, cay, chua, ngọt trong rượu táo mèo cũng như trong cuộc sống".
Táo mèo bắt đầu ra hoa vào cuối mùa xuân (tháng 3-4) và có quả vào mùa thu. Du khách có thể mua táo mèo tươi trong khoảng thời gian từ tháng 8 đến tháng 10, đây là lúc táo mèo được người Mông bày bán khắp các chợ ở Sa Pa.
Táo mèo là loại rượu dân dã nhưng độc đáo. Quả táo mèo thấm đẫm gió ngàn, hấp thụ khí đất trời và nắng gió vùng cao nên có đủ vị chua ngọt và chát đắng. Quả táo mèo được ngâm ủ rất kỹ, rồi chắt thứ tinh chất ấy để chế ra rượu. Rượu táo mèo ban đầu uống cảm giác như uống nước ngọt có ga, nhưng càng uống càng ngất ngây.
Đến Sa Pa, du khách không chỉ bị cuốn hút bởi cảnh đẹp của thiên nhiên, sức hấp dẫn từ những món ăn đặc sản của vùng đất sương mù, mà còn được chếnh choáng say trong men rượu thơm nồng của táo mèo.
Ở Sa Pa, cây táo mèo mọc hoang sơ trên dãy Hoàng Liên Sơn. Táo mèo lớn lên trong mưa gió, tự ra hoa kết trái, như là một món quà mà thiên nhiên ban tặng cho đồng bào người Mông ở đây. Có tên gọi là táo mèo vì đây là vùng đất của người Mông sinh sống, ngoài ra còn có tên gọi khác như "quả chua chát" hay "quả tình yêu" vì nó vừa có đầy đủ tất cả các vị đó.
Nói về tên gọi "quả tình yêu", người dân ở đây cho biết: "Những người con trai, con gái khi chưa yêu nhau, sau khi cùng uống bát rượu, họ sẽ say nhau, cái say như lời ước nguyện bên nhau suốt đời. Họ cùng chia sẻ với nhau hương vị đắng, cay, chua, ngọt trong rượu táo mèo cũng như trong cuộc sống".
Táo mèo bắt đầu ra hoa vào cuối mùa xuân (tháng 3-4) và có quả vào mùa thu. Du khách có thể mua táo mèo tươi trong khoảng thời gian từ tháng 8 đến tháng 10, đây là lúc táo mèo được người Mông bày bán khắp các chợ ở Sa Pa.
Du khách có thể mua táo mèo tươi dễ dàng trong các ngôi chợ ở đây.
Dưới đây là cách chế biến và ngâm rượu táo mèo phổ biến nhất:
Chế biến:
- Rửa sạch táo với nước, để ráo. Cắt bỏ hai đầu, không gọt vỏ, không bỏ hạt vì hạt táo rất tốt. Bổ đôi quả táo, ngâm trong nước sạch khoảng 1 tiếng.
- Sau đó vớt ra, ngâm trong nước muối pha loãng thêm 30 phút. Rửa sạch lại.
Ngâm táo với đường:
- 2 kg táo ngâm với 1 kg đường, một lớp táo được phủ một lớp đường.
- Sau hai tuần thì thấy táo nổi lên trên nước đường, quan sát dưới đáy còn lại 1 lớp đường chưa tan.
Ngâm tiếp với rượu:
- Chắt nước cốt táo đường ra, để lại quả táo. Sau đó đổ rượu vào ngâm, số lượng rượu chiếm 1/2 diện tích bình dùng để ngâm.
- Sau hai tuần là có thể dùng được.
Cách dùng:
- Để có hiệu quả cao nhất thì ngày dùng hai lần, mỗi lần 1 đến 2 chén, có thể pha thêm nước cốt táo vào cho hợp khẩu vị.
- Rượu táo mèo có tác dụng ức chế quá trình ngưng tập tiểu cầu, an thần, trấn tĩnh, góp phần lập lại cân bằng sinh lý và phòng chống tích cực các biến chứng do tình trạng tăng huyết áp gây ra. Quả táo mèo được coi là một vị thuốc an thần, ngoài ngâm rượu, có thể thái lát mỏng, phơi khô để dành. Nếu trong nhà có người mất ngủ cỏ thể đun nước cho uống.
Có thể ngâm rượu táo mèo trong các bình bằng thủy tinh hoặc bằng nhựa.
Có thể ngâm rượu táo mèo trong các bình bằng thủy tinh hoặc bằng nhựa.
Tiêu Phong
Dưới đây là cách chế biến và ngâm rượu táo mèo phổ biến nhất:
Chế biến:
- Rửa sạch táo với nước, để ráo. Cắt bỏ hai đầu, không gọt vỏ, không bỏ hạt vì hạt táo rất tốt. Bổ đôi quả táo, ngâm trong nước sạch khoảng 1 tiếng.
- Sau đó vớt ra, ngâm trong nước muối pha loãng thêm 30 phút. Rửa sạch lại.
Ngâm táo với đường:
- 2 kg táo ngâm với 1 kg đường, một lớp táo được phủ một lớp đường.
- Sau hai tuần thì thấy táo nổi lên trên nước đường, quan sát dưới đáy còn lại 1 lớp đường chưa tan.
Ngâm tiếp với rượu:
- Chắt nước cốt táo đường ra, để lại quả táo. Sau đó đổ rượu vào ngâm, số lượng rượu chiếm 1/2 diện tích bình dùng để ngâm.
- Sau hai tuần là có thể dùng được.
Cách dùng:
- Để có hiệu quả cao nhất thì ngày dùng hai lần, mỗi lần 1 đến 2 chén, có thể pha thêm nước cốt táo vào cho hợp khẩu vị.
- Rượu táo mèo có tác dụng ức chế quá trình ngưng tập tiểu cầu, an thần, trấn tĩnh, góp phần lập lại cân bằng sinh lý và phòng chống tích cực các biến chứng do tình trạng tăng huyết áp gây ra. Quả táo mèo được coi là một vị thuốc an thần, ngoài ngâm rượu, có thể thái lát mỏng, phơi khô để dành. Nếu trong nhà có người mất ngủ cỏ thể đun nước cho uống.
Có thể ngâm rượu táo mèo trong các bình bằng thủy tinh hoặc bằng nhựa.
Có thể ngâm rượu táo mèo trong các bình bằng thủy tinh hoặc bằng nhựa.
Tiêu Phong
Ngất ngây với rượu táo mèo tươi Sa Pa
Reviewed by Rượu Nếp Bắc
on
09:22:00
Rating:
Không có nhận xét nào: