Bình gốm chó thành nậm rượu nghê
SGTT.VN - Tôi thấy một bình rượu bằng gốm ngồ ngộ ở một tiệm bán lạc xoong trên đường Âu Cơ. Lúc với tay lên kệ lấy bình rượu xuống, tôi hỏi anh chủ tiệm “Cái này là cái gì vậy?” Anh chủ tiệm tưởng tôi giả ngu, trợn mắt nói: “Bộ chưa thấy qua cái bình rượu hả cha nội”. Tuy anh chủ tiệm nói khích nhưng đúng, vì tới thời điểm đó tôi chỉ biết rượu đựng trong chai xị, chai lít, nếu ở nhà quê có đám thì rượu đựng trong cái nhạu. Tôi cầm bình rượu lên săm soi. Toàn bình phủ men xanh màu nước biển, có một con chó đứng trên một cái bầu tròn viền hoa văn chìm. Tôi tìm coi cái nắp bình đong rượu thì chỉ thấy có cái giống cái quặng (phễu) nhỏ cỡ đầu ngón tay cái.
Tôi nghĩ trong bụng, kiểu đong rượu này mà gặp mấy tay ghiền rượu làm sao đong cho kịp uống, nhưng khi nhìn cái vòi rót rượu được cột chung với cọng dây cột cổ con chó tôi thấy ngộ quá vì cọng dây cũng là cái ống chuyền rượu từ bình ra vòi. Ngắm nghía cái bình một lúc, quay sang ông chủ tiệm tôi nói: “Để rẻ cho tôi cái bình này đi, tôi để dành, bữa nào có đám khách nhậu linh tinh tới nhà, tôi đem bình con chó ra rót rượu, còn khi có đám nhậu sang thì đem bình con rồng”. Tay chủ tiệm nghe tôi nói cười hì hì, nhưng không bớt đồng nào, chỉ nói: “Cái bình này đúng đồ Lái Thiêu xưa, đồ già dữ rồi ông anh ơi. Biết chơi thì chơi, còn không thì để người khác chơi”.
Tôi đem cái bình rượu có hình con chó về mà trong bụng thấy vui. Cái bình rượu này quả là đẹp, men xanh màu đại dương ngày rực nắng, chân đế phủ men trắng ngà như bãi cát buổi hoàng hôn, tuy đế bình có mẻ chút xíu nhưng rất hài hoà, nói chung đây là cái bình hết ý. Rồi tôi giật mình nghĩ: bình đẹp như vầy mà đem ra rót rượu cho đám bạn nhậu, rủi có thằng lỡ tay làm rớt là tiêu. Vậy là tôi đổi ý, đem cất vô tủ kiếng.
Sau mấy ngày, trong một lúc rảnh rỗi tôi lên Google tìm những trang web đồ gốm xưa để giải trí. Mò web được một lúc, tôi ngớ người rồi hí hửng gọi vợ: “Bà ơi, lại đây coi nè. Hổng phải cái bình rượu mình là con chó đâu nghen. Đó là con nghê bà ơi”. Vợ tôi từ dưới bếp nói vọng lên. “Con nghê là con gì? Con chó chớ con nghê gì”. Thiệt tình mà nói, người miền Nam và người không rành về các linh vật biểu tượng đều không biết con nghê mà chỉ biết long, lân, quy, phụng.
Tất nhiên việc xác định cái bình rượu con chó của nhà tôi và cái nậm rượu con nghê có giống nhau về niên đại, giá trị… hay không vẫn là chủ đề để mọi người tranh cãi dài dài. Và từ chuyện chó – nghê cũng đưa thành vấn đề: kiến thức về đồ gốm cổ cũng như kiến thức về các linh vật biểu tượng trong văn hoá, nghệ thuật truyền thống Việt Nam.
Bây giờ gia đình tôi đồng lòng không gọi cái bình rượu ở nhà là “bình rượu con chó” nữa. Sự xác định cái tên “nậm rượu con nghê” đã mở ra sự giao tiếp quan trọng đối với một món đồ gốm, dù cổ vật hay chỉ là đồ xưa. Ngay lúc này, mỗi khi chúng tôi gọi đúng tên: nậm rượu con nghê, thì đó là sự giao tiếp với văn hoá dân tộc không gián đoạn.
TRẦN DUNG QUANG
Tôi nghĩ trong bụng, kiểu đong rượu này mà gặp mấy tay ghiền rượu làm sao đong cho kịp uống, nhưng khi nhìn cái vòi rót rượu được cột chung với cọng dây cột cổ con chó tôi thấy ngộ quá vì cọng dây cũng là cái ống chuyền rượu từ bình ra vòi. Ngắm nghía cái bình một lúc, quay sang ông chủ tiệm tôi nói: “Để rẻ cho tôi cái bình này đi, tôi để dành, bữa nào có đám khách nhậu linh tinh tới nhà, tôi đem bình con chó ra rót rượu, còn khi có đám nhậu sang thì đem bình con rồng”. Tay chủ tiệm nghe tôi nói cười hì hì, nhưng không bớt đồng nào, chỉ nói: “Cái bình này đúng đồ Lái Thiêu xưa, đồ già dữ rồi ông anh ơi. Biết chơi thì chơi, còn không thì để người khác chơi”.
Tôi đem cái bình rượu có hình con chó về mà trong bụng thấy vui. Cái bình rượu này quả là đẹp, men xanh màu đại dương ngày rực nắng, chân đế phủ men trắng ngà như bãi cát buổi hoàng hôn, tuy đế bình có mẻ chút xíu nhưng rất hài hoà, nói chung đây là cái bình hết ý. Rồi tôi giật mình nghĩ: bình đẹp như vầy mà đem ra rót rượu cho đám bạn nhậu, rủi có thằng lỡ tay làm rớt là tiêu. Vậy là tôi đổi ý, đem cất vô tủ kiếng.
Sau mấy ngày, trong một lúc rảnh rỗi tôi lên Google tìm những trang web đồ gốm xưa để giải trí. Mò web được một lúc, tôi ngớ người rồi hí hửng gọi vợ: “Bà ơi, lại đây coi nè. Hổng phải cái bình rượu mình là con chó đâu nghen. Đó là con nghê bà ơi”. Vợ tôi từ dưới bếp nói vọng lên. “Con nghê là con gì? Con chó chớ con nghê gì”. Thiệt tình mà nói, người miền Nam và người không rành về các linh vật biểu tượng đều không biết con nghê mà chỉ biết long, lân, quy, phụng.
Tất nhiên việc xác định cái bình rượu con chó của nhà tôi và cái nậm rượu con nghê có giống nhau về niên đại, giá trị… hay không vẫn là chủ đề để mọi người tranh cãi dài dài. Và từ chuyện chó – nghê cũng đưa thành vấn đề: kiến thức về đồ gốm cổ cũng như kiến thức về các linh vật biểu tượng trong văn hoá, nghệ thuật truyền thống Việt Nam.
Bây giờ gia đình tôi đồng lòng không gọi cái bình rượu ở nhà là “bình rượu con chó” nữa. Sự xác định cái tên “nậm rượu con nghê” đã mở ra sự giao tiếp quan trọng đối với một món đồ gốm, dù cổ vật hay chỉ là đồ xưa. Ngay lúc này, mỗi khi chúng tôi gọi đúng tên: nậm rượu con nghê, thì đó là sự giao tiếp với văn hoá dân tộc không gián đoạn.
TRẦN DUNG QUANG
Nguồn: SGTT.VN
Bình gốm chó thành nậm rượu nghê
Reviewed by Rượu Nếp Bắc
on
15:18:00
Rating:
Không có nhận xét nào: