Lưu luyến Mẫu Sơn
Cũng khá lâu rồi, lại có dịp đến với Lạng Sơn. Trong chuyến đi này, chúng tôi may mắn được lên Mẫu Sơn qua lời mời thân tình của báo bạn. Từ thành phố Lạng Sơn vượt chặng đường gần 30 cây số một bên là núi, một bên là vực sâu. Thi thoảng gặp chiếc xe ôtô đi ngược chiều, tránh nhau nhích từng mét khiến mọi người trong đoàn ai nấy cũng đều “thót tim”.
Một góc khu du lịch Mẫu Sơn
Chúng tôi lên Mẫu Sơn khoảng 16 giờ. Trời chiều Mẫu Sơn trong xanh vời vợi, những ngôi biệt thự pha chút cổ kính sừng sững giữa mây ngàn, gió núi... Không gian nơi đây tĩnh lặng và hoang sơ, không khí thật trong lành, tạo cảm giác gần gũi và thân thiết. Đứng trên đỉnh Mẫu Sơn, nhìn ra xa hàng chục km chiêm ngưỡng vẻ đẹp hùng vỹ của núi rừng Đông Bắc, phóng tầm mắt ngắm cảnh sắc tuyệt vời của đất và trời, những áng mây cứ bồng bềnh ôm lấy núi rừng… thấp thoáng dưới những tán rừng xanh thẳm là những nếp nhà sàn, nhà xây kiểu mới của bà con các dân tộc sống quần tụ nơi đây.
Ghé thăm ngôi biệt thự của ông Đặng Tăng Phúc, người gốc dân tộc Dao, sinh ra ở vùng núi Mẫu Sơn, uống xong chén trà, ông đem rượu mời mỗi người một ly. Uống xong, ông dẫn chúng tôi đi tham quan hầm rượu của gia đình. Trong hầm có đến vài chục chiếc chum, mỗi chum chứa 5 đến 7 chục lít rượu. Thấy mọi người trầm trồ trước hầm rượu, ông Phúc liền “tiếp thị” ngay: Đây là sản phẩm độc đáo, đặc sắc của vùng núi Mẫu Sơn. Loại rượu này được chưng cất từ gạo và nước nguồn tinh khiết với loại men lá cùng bí quyết truyền thống của đồng bào Dao sinh sống xung quanh khu vực núi Mẫu Sơn hàng trăm năm nay. Rượu nấu xong đều được cất giữ bằng chum sành trong hầm đá, bảo đảm nhiệt độ ổn định dưới 17oC… mỗi chum rượu ông Phúc múc một ít cho chúng tôi nếm thử, nhấp ngụm rượu Mẫu Sơn thấy có mùi thơm của gạo, mùi hương đặc trưng của men lá, có vị cay ngọt làm tôi nhớ đến câu ca dao nổi tiếng của Xứ Lạng: “Tay cầm bầu rượu nắm nem - mải vui quên hết lời em dặn dò”...
Cuốn hút những thành viên trong đoàn đi hôm ấy hơn cả vẫn là những chú ếch hương. Ông Phúc bắt trong bao tải ra cho chúng tôi xem những chú ếch béo mập, nhiều con còn mọc cả gai. Ông Phúc cho biết thêm: Loài ếch này đặc biệt quý hiếm, có giá trị ẩm thực và kinh tế cao, sống trong hang hốc, ven các khe suối của hai xã Công Sơn (huyện Cao Lộc) và Mẫu Sơn (huyện Lộc Bình). Với khả năng biến đổi màu sắc để trốn tránh kẻ thù, vì vậy có những con khi bắt nó bám chặt vào đá nên còn có tên là ếch đá. Ếch thường dùng làm các món như: chả, xào, ếch lăn bột, ếch nấu chuối xanh đậu phụ nhưng được ưa chuộng nhất là ếch chiên giòn… những món ếch này mà nhâm nhi với rượu trên đỉnh Mẫu Sơn chắc không lời nào tả hết…
Trước đây, tôi chỉ biết Mẫu Sơn qua những bản tin dự báo thời tiết trên truyền hình. Nhất là cứ mỗi mùa đông, vào những ngày giá rét, có hôm rét đậm, rét hại, thấy Mẫu Sơn có tuyết, băng giá phủ đầy cành cây, chẳng khác gì Sa Pa quê tôi. Nơi đây còn nổi tiếng với các sản vật chè tuyết san, gà sáu cựa, chanh rừng, lợn quay, dê núi, rượu Mẫu Sơn, đào Mẫu Sơn, dịch vụ tắm thuốc của đồng bào Dao... Lần này lên Mẫu Sơn, không chỉ tận hưởng không gian và cảnh sắc tuyệt vời ở đỉnh núi cao nhất Lạng Sơn này, chúng tôi còn được gặp những phụ nữ Dao bán mật ong rừng, những xô đựng sáp ong còn nguyên mật chưa vắt, những rổ chanh rừng quả nhỏ xíu như quả quất mới “rụng rốn”... Các chị mời chúng tôi mua chanh rừng và không quên giới thiệu: Chanh ngâm muối không chỉ có tác dụng làm gia vị mà còn là một vị thuốc dân gian để giải cảm, chữa ho rất tốt. Thấy vậy, đoàn chúng tôi tranh thủ mua mỗi người vài cân chanh tươi về tự ngâm làm thuốc cho gia đình và biếu bạn bè.
Núi non trùng điệp
Chiều muộn, đứng trên đỉnh Mẫu Sơn nhìn xuống được chiêm ngưỡng cảnh trời mây hùng vĩ trong một ngày thời tiết đẹp. Giữa không gian điệp trùng của mây núi bao la, giữa sự bồng bềnh của không gian trên đỉnh cao vời vợi, tất cả mây trời như gom về thành những dòng sông luồn phía dưới lưng chừng núi, bồng bềnh trôi nhẹ rồi đổ dài thành những dòng thác mây vắt ngang sườn núi để nối từ khe núi này sang khe núi khác tưởng như không dứt... khiến chúng tôi có cảm giác như đang lạc vào bồng lai tiên cảnh giữa chốn hạ giới. Trước cảnh sắc đẹp huyền ảo, chúng tôi không quên đưa máy ảnh ra lưu lại những tấm hình làm kỷ niệm. Những giây phút trên đỉnh Mẫu Sơn thực sự cho tôi có được cảm giác thật tuyệt vời mà chắc chắn không bao giờ quên. Tin rằng bất kỳ ai khi đến với Mẫu Sơn cũng sẽ mê đắm, cũng phải mềm lòng khi được nhìn, được trải nghiệm cùng mây trời và gió núi, để rồi, khi tạm biệt Mẫu Sơn vẫn còn lưu luyến mãi…
Theo baolangson.com.vn
Chúng tôi lên Mẫu Sơn khoảng 16 giờ. Trời chiều Mẫu Sơn trong xanh vời vợi, những ngôi biệt thự pha chút cổ kính sừng sững giữa mây ngàn, gió núi... Không gian nơi đây tĩnh lặng và hoang sơ, không khí thật trong lành, tạo cảm giác gần gũi và thân thiết. Đứng trên đỉnh Mẫu Sơn, nhìn ra xa hàng chục km chiêm ngưỡng vẻ đẹp hùng vỹ của núi rừng Đông Bắc, phóng tầm mắt ngắm cảnh sắc tuyệt vời của đất và trời, những áng mây cứ bồng bềnh ôm lấy núi rừng… thấp thoáng dưới những tán rừng xanh thẳm là những nếp nhà sàn, nhà xây kiểu mới của bà con các dân tộc sống quần tụ nơi đây.
Ghé thăm ngôi biệt thự của ông Đặng Tăng Phúc, người gốc dân tộc Dao, sinh ra ở vùng núi Mẫu Sơn, uống xong chén trà, ông đem rượu mời mỗi người một ly. Uống xong, ông dẫn chúng tôi đi tham quan hầm rượu của gia đình. Trong hầm có đến vài chục chiếc chum, mỗi chum chứa 5 đến 7 chục lít rượu. Thấy mọi người trầm trồ trước hầm rượu, ông Phúc liền “tiếp thị” ngay: Đây là sản phẩm độc đáo, đặc sắc của vùng núi Mẫu Sơn. Loại rượu này được chưng cất từ gạo và nước nguồn tinh khiết với loại men lá cùng bí quyết truyền thống của đồng bào Dao sinh sống xung quanh khu vực núi Mẫu Sơn hàng trăm năm nay. Rượu nấu xong đều được cất giữ bằng chum sành trong hầm đá, bảo đảm nhiệt độ ổn định dưới 17oC… mỗi chum rượu ông Phúc múc một ít cho chúng tôi nếm thử, nhấp ngụm rượu Mẫu Sơn thấy có mùi thơm của gạo, mùi hương đặc trưng của men lá, có vị cay ngọt làm tôi nhớ đến câu ca dao nổi tiếng của Xứ Lạng: “Tay cầm bầu rượu nắm nem - mải vui quên hết lời em dặn dò”...
Cuốn hút những thành viên trong đoàn đi hôm ấy hơn cả vẫn là những chú ếch hương. Ông Phúc bắt trong bao tải ra cho chúng tôi xem những chú ếch béo mập, nhiều con còn mọc cả gai. Ông Phúc cho biết thêm: Loài ếch này đặc biệt quý hiếm, có giá trị ẩm thực và kinh tế cao, sống trong hang hốc, ven các khe suối của hai xã Công Sơn (huyện Cao Lộc) và Mẫu Sơn (huyện Lộc Bình). Với khả năng biến đổi màu sắc để trốn tránh kẻ thù, vì vậy có những con khi bắt nó bám chặt vào đá nên còn có tên là ếch đá. Ếch thường dùng làm các món như: chả, xào, ếch lăn bột, ếch nấu chuối xanh đậu phụ nhưng được ưa chuộng nhất là ếch chiên giòn… những món ếch này mà nhâm nhi với rượu trên đỉnh Mẫu Sơn chắc không lời nào tả hết…
Trước đây, tôi chỉ biết Mẫu Sơn qua những bản tin dự báo thời tiết trên truyền hình. Nhất là cứ mỗi mùa đông, vào những ngày giá rét, có hôm rét đậm, rét hại, thấy Mẫu Sơn có tuyết, băng giá phủ đầy cành cây, chẳng khác gì Sa Pa quê tôi. Nơi đây còn nổi tiếng với các sản vật chè tuyết san, gà sáu cựa, chanh rừng, lợn quay, dê núi, rượu Mẫu Sơn, đào Mẫu Sơn, dịch vụ tắm thuốc của đồng bào Dao... Lần này lên Mẫu Sơn, không chỉ tận hưởng không gian và cảnh sắc tuyệt vời ở đỉnh núi cao nhất Lạng Sơn này, chúng tôi còn được gặp những phụ nữ Dao bán mật ong rừng, những xô đựng sáp ong còn nguyên mật chưa vắt, những rổ chanh rừng quả nhỏ xíu như quả quất mới “rụng rốn”... Các chị mời chúng tôi mua chanh rừng và không quên giới thiệu: Chanh ngâm muối không chỉ có tác dụng làm gia vị mà còn là một vị thuốc dân gian để giải cảm, chữa ho rất tốt. Thấy vậy, đoàn chúng tôi tranh thủ mua mỗi người vài cân chanh tươi về tự ngâm làm thuốc cho gia đình và biếu bạn bè.
Núi non trùng điệp
Chiều muộn, đứng trên đỉnh Mẫu Sơn nhìn xuống được chiêm ngưỡng cảnh trời mây hùng vĩ trong một ngày thời tiết đẹp. Giữa không gian điệp trùng của mây núi bao la, giữa sự bồng bềnh của không gian trên đỉnh cao vời vợi, tất cả mây trời như gom về thành những dòng sông luồn phía dưới lưng chừng núi, bồng bềnh trôi nhẹ rồi đổ dài thành những dòng thác mây vắt ngang sườn núi để nối từ khe núi này sang khe núi khác tưởng như không dứt... khiến chúng tôi có cảm giác như đang lạc vào bồng lai tiên cảnh giữa chốn hạ giới. Trước cảnh sắc đẹp huyền ảo, chúng tôi không quên đưa máy ảnh ra lưu lại những tấm hình làm kỷ niệm. Những giây phút trên đỉnh Mẫu Sơn thực sự cho tôi có được cảm giác thật tuyệt vời mà chắc chắn không bao giờ quên. Tin rằng bất kỳ ai khi đến với Mẫu Sơn cũng sẽ mê đắm, cũng phải mềm lòng khi được nhìn, được trải nghiệm cùng mây trời và gió núi, để rồi, khi tạm biệt Mẫu Sơn vẫn còn lưu luyến mãi…
Theo baolangson.com.vn
Cung cấp rượu nếp nguyên chất tại TP.HCM:
Rượu nếp 40 độ = 40.000 VNĐ/Lít;
Rượu nếp 45 độ= 50.000VNĐ/lit;
Rượu nếp 50 độ= 70.000 VNĐ/Lít.
Họ Và Tên : Lê Ngọc Tuân
Email : ruounep.net@gmail.com
Điện thoại : 0903.797.518 Đc: 46/29 Tam Bình, Phường Hiệp Bình Chánh, Q. Thủ Đức.
Website: http://ruounep.net
Lưu luyến Mẫu Sơn
Reviewed by Rượu Nếp Bắc
on
10:12:00
Rating:
Không có nhận xét nào: